NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH MODIS TRONG TÍNH TOÁN NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT VÀ CẢNH BÁO KHÔ HẠN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nguyên là vùng cao nguyên ở Nam Trung Bộ Việt Nam có đất đai màu mỡ với đất đỏ bazan đặc
trưng, diện tích rừng còn lại lớn với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng
sản phong phú hầu như chưa được khai thác và tiềm năng du lịch cao. Tuy nhiên
hiện nay, vùng đất này đang phải đối mặt với không ít nguy cơ về suy thoái rừng
cũng như suy thoái chất lượng đất, kéo theo những hậu quả như sụt giảm năng
suất cây trồng và nạn hạn hán đang ngày một mở rộng diện tích. Tính đến tháng
3/2013, các tỉnh Tây Nguyên đã có trên 73.773 ha/600.000 ha cây trồng
các loại bị hạn, chủ yếu là lúa nước và cà phê. Dự báo, diện tích khô hạn các
tỉnh Tây Nguyên sẽ còn tiếp tục tăng thêm 73.000 ha. Trong những năm gần đây,
Tây Nguyên liên tục là một trong những khu vực chịu hạn hán và thiếu nước trầm
trọng nhất cả nước. Từ đó có thể thấy
những nghiên cứu về cảnh báo hạn hán là rất cần thiết cho công tác ứng phó, cũng
như quy hoạch sử dụng đất hợp lý nói riêng, và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên của Tây Nguyên nói chung.
Nhiệt độ
lớp phủ bề mặt (Land surface temperature - LST) là
một trong các chỉ số về quá trình cân bằng năng lượng trên bề mặt Trái đất, là
kết quả của các tương tác, trao đổi năng lượng giữa mặt đất – khí quyển. Nhiệt
độ bề mặt đất được tính toán trên cơ sở sự phát xạ của các đối tượng bề mặt
(đất đai, lớp phủ thực vật, bề mặt của nhà cửa…) và có mối liên quan mật thiết
với các quá trình biến đổi của môi trường đất, đồng thời cũng phản ánh sự thay
đổi của lớp phủ thực vật, đóng vai trò quan trọng với các chỉ số cảnh báo hạn
hán, ví dụ như trong điều kiện khô hạn, nhiệt độ lá cây tăng cao là một chỉ số
phản ánh sự thiếu nước của thực vật (Mcvicar T. R. và Jupp D.L.B 1998).
Mối quan hệ giữa
nhiệt độ bề mặt và các loại thực phủ sẽ
góp phần tìm ra câu trả lời tốt nhất để cải thiện những vấn đề như nạn hạn hán, sâu bệnh, cải thiện chất lượng môi trường, từ đó làm cơ sở khoa học cho công
tác cảnh báo hạn và quy hoạch sử dụng đất
Trong điều kiện hiện nay ở Tây Nguyên, sử dụng các lực lượng hiện có
chưa thể đáp ứng những yêu cầu của công tác nghiên cứu, nên một hệ thống có khả
năng cung cấp kịp thời, liên tục các thông tin giám sát và quản lý rừng trên diện
rộng là hết sức cần thiết. Cùng với sự phát triển của công nghệ vệ tinh quan
sát Trái đất, khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với hệ thông tin
địa lý trong nghiên cứu lớp phủ thực vật cho thấy có nhiều ưu thế với điều kiện
đặc thù của Tây Nguyên. Và việc ứng dụng ảnh viễn thám, đặc biệt là ảnh MODIS
(có khả năng chụp 1 – 4 ảnh/ngày) hiện nay đáp ứng được các yêu cầu này. Ưu
điểm của ảnh MODIS là thể thu nhận được hàng ngày, với tần suất quan sát lãnh
thổ cao, độ phủ trùm lớn, giúp thu thập thông tin nhanh chóng, đồng bộ, khách
quan rất phù hợp cho công tác giám sát lớp phủ và phát triển của rừng ở các
tỉnh Tây Nguyên. Đây là ưu điểm vượt trội của dữ liệu này so với ảnh vệ tinh độ
phân giải cao. Ngoài ra, ảnh MODIS cũng cung cấp những chỉ số quan trọng về
hiện trạng lớp phủ rừng như các chỉ số sinh trưởng thực vật, chỉ số diện tích
lá, độ bốc hơi nước bề mặt... Trong đó, các thông số về nhiệt độ bề mặt – LST
(Land Surface Temperature) hay chỉ số khô hạn hoàn toàn có thể tính được từ ảnh
vệ tinh MODIS phục vụ cho công tác cảnh báo hạn hán. Bên cạnh đó, trong các
loại dữ liệu vệ tinh, thì ảnh MODIS được đánh giá là cung cấp các thông tin về
nhiệt độ cho độ chính xác cao nhất hiện nay.
Vì những lý do trên, học viên chọn đề tài : “Nghiên cứu nhiệt độ bề mặt bằng tư liệu ảnh MODIS phục vụ cảnh báo hạn
hán khu vực Tây Nguyên” cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
-
Tính toán được nhiệt độ bề mặt khu
vực Tây Nguyên từ tư liệu ảnh MODIS và tính được chỉ số mức khô hạn nhiệt độ -
thực vật để xây dựng bản đồ cảnh báo hạn hán khu vực Tây Nguyên
Để đạt được mục tiêu, đề tại thực hiện các nhiệm vụ và nội dung sau:
1) Tổng quan tài liệu, các nghiên cứu về tính toán nhiệt độ bề mặt đất,
và cách tính chỉ số khô hạn nhiệt độ - thực vật từ dữ liệu ảnh MODIS
2) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã được công bố có liên
quan đến nội dung của đề tài (bao gồm cả tài liệu về điều kiện tự nhiên, lẫn
kinh tế xã hội);
3) Tính toán chỉ số nhiệt độ bề mặt đất, chỉ số khô hạn
4) Đưa ra các cảnh báo về hạn hán cho khu vực nghiên cứu.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Khu vực nghiên cứu có tọa độ địa lý: 11015' đến 15030' vĩ độ Bắc 107010'
đến 109005' kinh độ Đông. Thuộc phạm vi hành chính của các tỉnh, xếp theo
thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam là:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Hình 1. Vùng nghiên cứu khu vực Tây Nguyên
Bảng1: Số liệu hành chính các tỉnh vùng Tây Nguyên
Tỉnh
|
Tỉnh
lỵ
|
Thành
phố
|
Thị
xã
|
Huyện
|
Dân
số
|
Diện
tích
|
Mật
độ dân số
|
Đắk Lắk
|
Thành phố Buôn Ma Thuột
|
1
|
1
|
13
|
1.733.100
|
13.125,4 km²
|
132
người/km²
|
Đắk Nông
|
Thị xã Gia Nghĩa
|
1
|
7
|
492.000
|
6.515,6 km²
|
76
người/km²
|
|
Gia Lai
|
Thành phố Pleiku
|
1
|
2
|
14
|
1.277.600
|
82
người/km²
|
|
Kon Tum
|
Thành phố Kon Tum
|
1
|
8
|
432.900
|
9.690,5 km²
|
45
người/km²
|
|
Lâm Đồng
|
Thành phố Đà Lạt
|
2
|
10
|
1.189.300
|
9.772,2 km²
|
122
người/km²
|
Tổng Cục
Thống kê Việt Nam
Các chỉ số về nhiệt độ bề mặt đất và chỉ số khô hạn được tính toán cho
khu vực nghiên cứu từ năm 2011, 2012 và 2013. Các số liệu thực tế cũng được thu
thập với khoảng thời gian tương ứng
4. Cấu trúc luận văn
Để hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã đặt ra, luận văn được chia thành
các phần chính như sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan nhiên cứu ứng dụng ảnh MODIS trong tính toán nhiệt
độ bề mặt và cảnh báo khô hạn
Chương 3. Nghiên cứu nhiệt độ bề mặt phục vụ cảnh báo khô hạn khu vực
Tây Nguyên bằng dữ liệu ảnh MODIS
Kết luận